Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

PHÂ HỆ DÒNG HỌ NGUYỀN TRÃI VÀ VẤN ĐÈ HỘI THÀO KHOA HỌC Ở KHUYÊN LƯƠNG

Thứ năm - 11/02/2016 08:21
Để chuẩn bị cho lễ khánh thành đền thờ Nguyễn Trãi ở côn Sơn, Ban quản lý di tích chúng tôi đã được lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho phép nghiên cứu đề tài khoa học về Nguyễn Trãi, về dòng họ Nguyễn Trãi và đi sâu vào các dl tích thờ cụ
Kính thưa Chủ tịch đoàn! Kính thưa quí vị đại biểu!
Nghe quí vị đọc tham luận, hội thảo ở thôn Khuyến Lương (thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội) về các danh nhân Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ, và đi vào trọng tâm Nguyễn Thị Lộ, vấn đề từ lâu chưa được sáng tỏ, chúng tôi rất cảm động. Chúng tôi đã chuẩn bị để phát biểu đầy đủ hơn cho Hội thảo Khoa học nhưng thời gian quá hạn hẹp và nhiều việc bận quá nên chỉ xin có vài lời xuất phát từ
đáy lòng, mong quí vị thông cảm. Sau đây là toàn bộ tâm huyết của tôi.
Thưa quí vị!
Để chuẩn bị cho lễ khánh thành đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Ban quản lý di tích chúng tôi đã được lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho phép nghiên cứu đề tài khoa học về Nguyễn Trãi, về dòng họ Nguyễn Trãi và đi sâu vào các di tích thờ cụ. Do vậy, chúng tôi đã đi 6 tỉnh, nghiên cứu được 14 trong số thống kê 25 chi họ hậu duệ của Nguyễn Trãi với 3 di tích thờ cụ từ Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Hà Bắc, Hà Nội... tới Thanh Hoá. Ba di tích thờ chủ yếu gồm có: một là chùa Côn Sơn, hai là chùa Huy Văn ở nội thành Hà Nội, 3 là đền miếu Khuyến Lương ở ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi thấy rằng: Từ lâu chùa Côn Sơn và chùa Huy Văn là 2 chùa thờ Phật vân có tượng thờ Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ. Nhưng hiện nay chỉ còn 1 nơi duy nhát có tượng cổ của các cụ là chùa Huy Văn với tượng thờ Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ đặt trên Phật điện rất đẹp. Nhưng về Khuyến Lương là nơi duy nhất có miếu thờ riêng cho một mình Nguyễn Thị Lộ với những nét cổ còn giữ được cho đến nay. Không xa miếu cụ bà là đền thờ cụ ông Nguyễn Trãi. Đây là nơi duy nhất thờ Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ theo như tư cách là 1 vị thánh và 1 vị thần để tôn vinh người có công với đất nước. Còn chùa Côn Sơn và chùa Huy Văn thì kết hợp thờ Phật với việc ghi nhớ công lao anh hùng dân tộc mà tôn tạo xây dựng với sự gắn bó của Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ vào chùa để phối thờ hai vị với tư cách 1 vị thánh, 1 vị thần theo truyền thống dân tộc một cách đặc biệt như ở Khuyến Lương. Chúng tôi tha thiết mong rằng đền, miếu với các di tích Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ ở Khuyến Lương sẽ được tôn tạo và xây
dựng theo đúng với truyền thống dân tộc và bản chất các di tích vốn có để lại.
Trở lại vấn đề cụ Trãi - cụ Lộ, thì xin báo cáo với quí vị là: Chúng tôi đã nghe nhiều ý kiến, song theo gia phả mà chúng tôi sưu tầm được ở nhiều tỉnh, có đối chiếu,
tổng hợp rút ra thì đại thể cụ Nguyễn Trãi có 5 vợ: 1 là cụ Trần phu nhân, 2 là cụ Phùng phu nhân, 3 là cụ Nguyễn Thị Lộ, 4 là cụ Phạm phu nhân, 5 là cụ Lê phu nhân. Trong vụ thảm sát Lệ Chi Viên thì 3 cụ bà bị chém oan, còn 2 cụ bà chạy trốn được. Cụ Phạm Thị Mẩn chạy vào Thanh Hoá thì sau này đẻ ra cụ Nguyễn Anh Võ. Cụ bà họ Lê chạy về huyện Kim Môn tỉnh Hải Dương sinh ra con cháu ở các chi Quế Lĩnh, Phương Quất. Đến đây, chúng ta có thể đặt câu hỏi và suy nghĩ: Vì sao trong 5 phu nhân thì 4 cụ kia đều có con, có công nhiều hay ít với cụ Trãi, bị qui oan một thời và có cụ bà còn để lại hậu duệ đến nay đông đảo nhưng không được tạc tượng thờ? Còn cụ Nguyễn Thị Lộ không có con cái lại được tạc tượng thờ? Đây hẳn phải có lý do rất
đặc biệt.
Theo cảm nhận của chúng tôi, sau khi tìm hiểu kỹ gia phả nhiều chi họ gắn với Nguyễn Trãi thì thấy rằng: Cụ Nguyễn Thị Lộ làm được những việc mà các cụ bà kia không thể làm: Cụ Lộ là người thực tài, thực sự cống hiến rất nhiều cho đất nước, cụ gắn với cụ Trãi là tài đức đi theo và cái thời gian cụ gắn với Khuyến Lương có thể đến 10 năm. Chúng tôi mới hiểu ra rằng: Nguyễn Trãi nung nấu viết Bình Ngô sách chính là ở Khuyến Lương này "Góc thành Nam" là ở đây. Hẳn phải có sự đóng góp của cụ Lộ? Trước năm 1407 cụ Trãi có làm quan triều nhà Hồ. Sau năm 1407 nhà Hồ mất, cụ Trãi từng theo cha sang Trung Hoa, rồi theo lời dặn dò ân cần của cha mà về trả thù nhà, đền nợ nước. Cụ bị giam lỏng ở "Góc thànhNam" khoảng 10 năm, tức là ở đây. Đến năm 1417 cụ vào Thanh Hoá dâng Bình Ngô sách (tác phẩm viết ở Khuyến Lương chứ không phải ở Côn Sơn). Sau khi cụ ông dâng Bình Ngô sách thì cụ Lộ cũng cùng chồng phục vụ kháng chiến chống quân Minh. Sau đó thì cụ Lộ cũng vẫn ở
trong triều phục vụ nhà nước.
Vậy Đảng và Nhà nước ta, cùng với việc giải oan cho xong phải đặt tượng thờ Nguyễn Thị Lộ ở những nơi xứng đáng, cùng với tượng Nguyễn Trãi. Sử sách chép, nếu chỗ nào mất rồi thì dù có chép lại cũng khó nên chúng ta bây giờ phải cản trọng viết lại cho đúng. Việc xây dựng nơi thờ Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ ở Côn Sơn - Huy Văn - Khuyến Lương và Tân Lễ sắp tới là công lao của người địa phương nhưng cũng là công lao cả nước, trong đó Hội Sử học Việt Nam, các nhà khoa học, các vị
lãnh đạo Đảng, thay mặt Ban quản lý di tích cảm ơn rất cả các qúi vị.
Hôm nay, chúng tôi rất cảm động thấy rằng: Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Giáo sư Vũ Khiêu, anh hùng lao động; Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc... cùng các cụ, các bác đều là những người tâm huyết đã chủ trì cuộc Hội thảo Khoa học long trọng này, mở ra những triển vọng rất lớn cho văn hoá, cho khoa học, bắt đầu từ những cái nhìn công bằng với lịch sử. Cùng với việc tôn tạo lại đền miếu Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ, trên đà những thành công trong Hội thảo, theo chúng tôi: Chúng ta phải soạn bằng được thần tích cụ Nguyễn Thị Lộ (kể cả thần tích cụ Nguyễn Trãi). Bởi công lao của các cụ đối với đất nước lớn như thế mà thần tích chính chức, được soạn đầy đủ, chính xác chưa có. về các việc quan trọng ấy, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, các người yêu sử, yêu văn hoá dân tộc cùng dân Khuyến Lương, dân Côn Sơn, dân Tân Lễ và dân nhiều nơi khác phải có trách nhiệm đóng góp vào. Sau đó, chúng ta đề nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước chính thức cho phép và đóng góp để dựng lại đền, miếu các cụ một cách qui mô, đúng với tầm vóc công lao của các cụ. Côn Sơn cũng như Khuyến Lương và Tân Lễ, quê gốc của cụ Lộ phải có vị trí xứng đáng trong đó.

Cuối cùng, để lưu lại toàn diện cuộc Hội thảo Khoa học rất đáng nhớ, rất xúc động ngày hôm nay, theo đề nghị thiết tha của cá nhân tôi (và chắc chắn còn của rất nhiều người nữa), chúng ta phải tập trung công sức cao nhất, tranh thủ sự đóng góp nhiều nhất để xuất bản bằng được tập Kỷ yếu sau Hội thảo, góp phần thiết thực chiêu tuyết cho Đức bà Nguyên Thị Lộ sau gần 600 năm oan khuất chưa được minh giải
công bằng.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả quí vị!
Nguyễn Khắc Minh

* Bài in trong: Kỷ yếu hội thảo khoa học Lê nghi học sĩ Nguyên Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà nội: 2004. Tr. 392.

Nguồn tin: http://consonkiepbac.org.vn/t121/pha-he-dong-ho-nguyen-trai-va-van-de-hoi-thao-khoa-hoc-o-khuyen-luong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay32,854
  • Tháng hiện tại941,245
  • Tổng lượt truy cập27,651,715
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây