Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC DÒNG HỌ NGUYỄN TỬ

Thứ ba - 22/03/2016 16:08
Họ Nguyễn Tử đã có lịch sử 157 năm, một trong số không nhiều gia phả được lưu trữ trong Viện Hán - Nôm Quốc gia...
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Tử tại thôn Thư Điền, xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình). Ảnh: Xuân Tứ.
Từ những ghi chép được và những câu chuyện lưu truyền có thể thấy rằng, dòng họ Nguyễn Tử thời nào cũng có những con người hiền - tài làm rạng danh tổ tiên và góp phần hưng thịnh nước nhà.
Khó có thể kể hết những người con ưu tú của dòng họ Nguyễn Tử (xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) như cụ Nguyễn Tử Dự, Nguyễn Tử Mẫn, Nguyễn Tử Hanh, Nguyễn Tử Đông… Trải qua bao đời, dòng họ Nguyễn Tử liên tục có người học hành đỗ đạt. Hậu duệ của dòng họ Nguyễn Tử ngày nay vẫn giữ được truyền thống ông cha, kế tục sự nghiệp vẻ vang của đời trước, lưu giữ thanh danh của quê hương có thể kể đến như Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Tử Quảng, Nguyễn Tử Chuấn…
Để khuyên con cháu trong họ và nhân dân trong vùng giữ gìn phẩm chất đạo đức, xây dựng thuần phong mỹ tục, ngay từ thời cụ Nguyễn Tử Dự (đời Lê đã làm đến chức Tả Tham nghị đại phu) đã đề ra "Hai mươi bốn điều khoản ước", đã phát huy tác dụng, cho đến ngày nay nhiều điều khoản vẫn còn nguyên giá trị như như Điều 9 "Nhiêu học", nghĩa là "Khuyến khích việc học"...
Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ, con cháu trong họ đời nào cũng có những người học giỏi và đỗ đạt cao, anh em trên thuận dưới hoà, siêng năng học hành. Con cháu trong họ ngày càng đông, hầu hết được sinh ra trong thời bình, được giáo dục truyền thống của quê hương, dòng họ nên đều ra sức phấn đấu, rèn luyện, một lòng phục vụ Tổ quốc.
Thời nào dòng họ Nguyễn Tử cũng có những người con ưu tú, có người đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tên tuổi, chiến công của các liệt sỹ được ghi danh tại đài tưởng niệm các liệt sỹ của địa phương và trong gia phả dòng họ. Số lượng con cháu học hành đỗ đạt ngày càng tăng, nhiều người đã là tiến sỹ, thạc sỹ, sỹ quan cao cấp. Đây là niềm tự hào không chỉ của dòng họ Nguyễn Tử mà còn là niềm tự hào của người quê xã Ninh Nhất nói riêng và người Ninh Bình nói chung.
Tiêu biểu cho lớp trẻ ngày nay của dòng họ Nguyễn Tử như: Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Bkis được công nhận là Nhân tài đất Việt; Nguyễn Tử Mạnh Cường, nhà nghèo, bố mất sớm nhưng cố gắng học giỏi và thi đỗ thủ khoa cả 3 trường đại học.
Để động viên con cháu nối nghiệp cha ông, các gia đình của dòng họ Nguyễn Tử thường xuyên giáo dục con cháu các thế hệ về truyền thống vẻ vang của dòng tộc; là truyền thống hiếu học trong gia phả của dòng họ Nguyễn Tử đã có phụ lục riêng ghi nhận sự phấn đấu và thành tích đạt được trong học tập của các thế hệ. 

Bên cạnh đó, dòng họ Nguyễn Tử quan tâm phát triển Quỹ khuyến học, do con cháu trong họ đóng góp, nhất là những người đã thành đạt và có điều kiện. Qũy khuyến học được sử dụng để khen thưởng, động viên kịp thời những học sinh xuất sắc và những cháu có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, học giỏi.
Nhận danh hiệu "Dòng họ hiếu học", lớp lớp con cháu dòng họ Nguyễn Tử luôn luôn ý thức rằng khoa bảng, bằng cấp không phải là mục đích cuối cùng. Cũng như tiền nhân xưa đã có người từ quan về xây dựng quê hương, nay lớp hậu duệ cũng không chạy theo danh tước mà học phải đi đôi với hành.
Giáo sư, Tiến sỹ nông nghiệp Nguyễn Tử Siêm đã nói trong cuộc hội thảo về lịch sử làng Thư Điền, công lao của cụ Nguyễn Tử Dự và dòng họ Nguyễn Tử đối với quê hương: "Mang họ Nguyễn Tử là phải nhớ trách nhiệm một công dân thành phố Ninh Bình, là người dân có cội nguồn Cố đô, bên cạnh niềm vinh hạnh là trách nhiệm phải học tập và làm việc cho xứng đáng".
Linh Nhi

Nguồn tin: baoninhbinh.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay23,861
  • Tháng hiện tại781,979
  • Tổng lượt truy cập26,587,301
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây