Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

HUY HOÀNG ĐẠI LỄ PHỤC NHÀ NGUYỄN

Thứ bảy - 05/03/2016 16:56

Huy hoang le phuc nha nguyen 01

Huy hoang le phuc nha nguyen 01
Trần Đình Sơn nói, đến nay ông chỉ biết họa sĩ từng làm việc tại Tòa Khâm sứ ở Huế, về hưu với hàm chánh thất phẩm, coi việc biên chép sử sách công văn ở Hàn lâm viện, còn lại ông tự tìm hiểu thêm để đi đến đoán định họa sĩ Nguyễn Văn Nhân gốc người Hà Nội, chuyển vào Trung làm việc cho đến cuối đời.

Thưa ông, dựa vào đâu để đoán định như thế?

- Do một dịp tình cờ chúng tôi từ TP. HCM ra Huế đi thăm và khảo sát một số danh lam cổ tự, khi đến tổ đình Tường Vân chúng tôi đọc thấy dòng chữ ghi dưới bức họa chân dung thiền sư Linh Cơ cho biết tác giả vẽ bức ấy là Nguyễn Văn Nhân đương chức Ký lục Tòa Khâm sứ tại kinh đô Huế. Nguyên văn câu ấy là: “Trú kinh Khâm sứ tòa ký lục Nguyễn Văn Nhân phụng họa quán Hà Nội tỉnh, Hoài Đức phủ, Vĩnh Thuận huyện, Kim Liên tổng, Kim Liên phường”. Như thế đã quá rõ, rằng họa sĩ Nhân sinh ở phường Kim Liên, Hà Nội thời trước. Ở đây chúng ta chú ý chữ “phụng” đại để nghĩa là “tuân lệnh” cấp trên để vẽ chân dung tổ Linh Cơ với đôi mắt mở, đôi môi cười như người đời, nhưng thần thái lại rất ung dung tự tại, thoát tục khác thường, lặng lẽ như mặt biển im lìm minh tịnh. Dưới chân dung đề rõ năm vẽ vào đời vua Thành Thái thứ bảy, tức năm 1895.

 Đại triều phục của hoàng đế

Đại triều phục của hoàng đế

Theo ông, mục đích của họa sĩ khi vẽ bộ tranh Đại lễ phục của triều đình An Nam là gì?

- Bộ tranh được thực hiện năm1902. Năm ấy nhằm đúng dịp kỷ niệm 100 năm ra đời của vương triều Nguyễn - kể từ vua Gia Long lên ngôi 1802 -1902. Bộ tranh thể hiện rất chi tiết, rõ ràng phẩm phục cùng vũ khí hoặc vật dụng tùy thân của hoàng gia và sĩ quan binh lính thời quân chủ. Dưới mỗi bức đều có ghi chú các thông tin về phẩm hàm, chức tước của các nhân vật. Đại để như lễ phục của hoàng thân trong lễ tế Nam Giao, đại triều phục của “thượng thư” và “tham tri” - chánh nhị phẩm và tòng nhị phẩm. Phẩm phục của ban võ và ban văn từ phẩm thứ nhất đến phẩm thứ chín. Hoặc sắc phục lễ Thanh minh của các binh sĩ triều đình, của các loại lính thân vệ, lính dẫn đạo, lính giám thủ, của đội nghi trượng, đội vũ lâm, thủy sư vệ, long thuyền vệ, võng thành vệ…  Việc thực hiện bộ tranh có thể mang ý nghĩa nào đó gắn liền với sự kiện kỷ niệm trên, nhưng tôi cũng chưa biết đích xác.

Cơ duyên nào đã đưa ông đến với bộ tranh này?

- Năm 2009, họa sĩ Nguyễn Trung Cang và em trai Nguyễn Trung Dũng - con họa sĩ Nguyễn Văn Trung, một người chơi cổ ngoạn nổi tiếng ở Sài Gòn - từ Pháp về đã ghé thăm tôi và tặng tôi CD chép bộ tranh nói trên, rồi động viên tôi tìm cách mua lại bộ tranh gốc. Nhưng tiếc thay lực bất tòng tâm. Đến nay tôi cũng chưa rõ đã vì nguyên do gì mà bộ tranh ấy lưu lạc ra nước ngoài rồi đưa ra bán đấu giá ở Mỹ những năm trước đây, và chủ sở hữu của bộ tranh là ai tôi cũng chưa được nghe nói đến danh tánh.

 

 Phẩm phục hậu - phi

Phẩm phục hậu -  phi

 

Với tập sách, ông đã giới thiệu tác phẩm đặc biệt (độc bản) của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân để nhiều người có cơ hội thưởng ngoạn và tìm hiểu về văn hóa, di sản. Ông nhận định thế nào về Nguyễn Văn Nhân qua các tác phẩm của ông?

- Theo chúng tôi, Nguyễn Văn Nhân là họa sĩ hiếm có của nền mỹ thuật Việt Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ở giai đoạn đó, ông đã tiếp thu kiến thức hội họa phương Tây kết hợp với nghệ thuật truyền thần truyền thống để thể hiện rất sinh động thần thái của các nhân vật hoàng gia trong phẩm phục, sắc phục của họ. Như nói ở trên, bức chân dung thiền sư Linh Cơ được họa sĩ Nhân vẽ năm 1895 và bộ tranh đại lễ phục thực hiện năm 1902, vào thời điểm đó các trường mỹ thuật danh tiếng trong nước chưa được mở ra. Vậy mà trước đó họa sĩ Nhân đã xuất hiện âm thầm với các sáng tác kể trên của mình quả là một hiện tượng lạ trong lịch sử mỹ thuật nước ta cần được tiếp tục nghiên cứu.  

 

 Đại triều phục của hoàng đế

Đại triều phục tước Quận công 

 Sắc phục của lính loan giá

Sắc phục của lính loan giá

 Sắc phục đội Kinh tượng vệ

Sắc phục đội Kinh tượng vệ 

 

Giao Hưởng
Ảnh tư liệu của Trần Đinh Sơn

Nguồn tin: http://thanhnien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay32,854
  • Tháng hiện tại944,099
  • Tổng lượt truy cập27,654,569
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây