Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

LĂNG MỘ NGUYỄN LỘ TRẠCH

Thứ sáu - 04/03/2016 23:45

LĂNG MỘ NGUYỄN LỘ TRẠCH

Cuối cùng thì sau 13 năm, kể từ khi được Nhà nước công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hóa” cấp quốc gia năm 2001, phần mộ của nhà tư tưởng cách tân Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch cũng đã được trùng tu và tôn tạo thành khu lăng mộ khang trang, tương xứng với hình ảnh của một danh nhân văn hóa nước Việt.


Điều này cũng đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, không những đối với bản thân sự nghiệp của riêng Ngài, mà còn cả với những hậu duệ, gia tộc, giòng họ Nguyễn Thanh và đặc biệt là với ngôi làng Kế Môn, nơi quê gốc của Ngài, vốn từ lâu vẫn nóng lòng muốn thấy Ngài có được một nơi an nghỉ ấm cúng hơn, xứng đáng hơn, làm biểu tượng và tấm gương để giáo dục con cháu đời sau.
 
          Nét kiến trúc và sắc màu của lăng mộ dù có phần đơn giản nhưng lại mang dáng vẻ độc đáo, không giống với bất kỳ lăng tẩm nào trong vùng “nghĩa trang thiên nhiên” rộng lớn của làng Kế Môn và vùng Ngũ Điền nơi đây. Điều đó càng làm nổi bật tính cách và sự nghiệp của Ngài, đồng thời cũng giúp người đi tìm thăm mộ dễ dàng nhận ra kiến trúc đặc biệt này giữa một vùng đồi rú bao la chập chùng với hàng vạn lăng tẩm đa dạng, đa cấp và đa phương hướng.
 
          Vấn đề còn lại là con đường dẫn từ  QL.49B lên lăng mộ của Ngài băng qua xóm 11 (xóm họ Nguyễn - nơi có nương vườn nhà ở ngày trước của cụ Nguyễn Thanh Oai – là thân phụ của Ngài)  mà hiện đã hình thành cơ bản (bê-tông hóa)  đến ba phần tư.  Một phần tư  cuối đường còn lại, nếu hoàn thành sẽ giúp cho khách tham quan, học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu dễ tiếp cận hơn. Tất nhiên có thể thăm lăng mộ theo một lộ trình thứ hai bằng cách đi theo con đường bê-tông từ UB Xã ra biển, tới 1/3 đường quẹo phải theo con lộ đất đỏ mới được hình thành  cũng sẽ dẫn tới lăng mộ, nhưng lộ trình lên xóm 11 vẫn là chọn lựa hợp tình nhất vì ở đó tương lai sẽ có “nhà lưu niệm danh nhân Nguyễn Lộ Trạch” tọa lạc bên cạnh ngôi Từ đường họ Nguyễn Thanh của Ngài.
 
Vàng và đỏ là hai màu chủ đạo, nổi bật giữa rừng cây xanh
 
Đường bê-tông dẫn từ đường đất đỏ lên mộ
 
Xóm  họ Nguyễn (bên trái là Từ đường họ Nguyễn Thanh)
 
          Một thông tin đáng lưu ý nữa, nghe đâu trường “Trung học Cơ sở Phú Thạnh”  trên địa bàn xã Điền Môn sẽ được đổi tên thành “Trường THCS Nguyễn Lộ Trạch”. Đó sẽ là một quyết định tuyệt vời, hợp tình hợp lý, hợp lòng dân biết bao, bởi trên QL. 49B ngang qua địa phận các xã Quảng Ngạn, Quảng Công thuộc huyện Quảng Điền đã có hàng loạt danh nhân của huyện được đặt tên cho trường. Ngay cả ở huyện nhà Phong Điền, danh nhân Trần Văn Kỷ cũng đã là tên của một trường THPT lớn của tỉnh (nằm trong  địa phận xã Phong Bình), vậy tại sao  một danh nhân tầm cỡ như Nguyễn Lộ Trạch lại không được chiếu cố?
 
Trường THCS Nguyễn Lộ Trạch tương lai?

          Thật ra, các công trình xây dựng lăng mộ, nhà lưu niệm hay đặt tên đường, tên trường  cho một danh nhân hay người có công, không phải chỉ đơn giản là để ghi công hay an ủi người đã khuất. Họ đã nằm yên dưới ba tấc đất, chẳng còn thiết gì nữa! Có chăng là ước mong con cháu đời sau đừng để những công lao, hy sinh mất mát của họ trở nên vô nghĩa mà thôi.  Cái chính của việc tô đậm lại tên tuổi các vị là để xây dựng nên những biểu tượng, những tấm gương cho các thế hệ con cháu hiện tại và mai sau. Hãy soi vào đó để biết, trong cương vị của mỗi người, phải làm gì cho quê hương, cho Tổ Quốc, cho xã hội, để xứng đáng là con cháu, là hậu duệ, hậu sinh của những người đã nằm xuống.  Đó mới chính là mục đích và ý nghĩa thực sự của việc đầu tư để xây dựng, trùng tu và tôn tạo các công trình mang tên các danh nhân, mà nguồn vốn vẫn lấy từ ngân sách nhà nước –tức tiền thuế của dân – chứ chẳng phải của ai ban phát.
 
*Bài và ảnh: NGUYÊN THANH
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay32,854
  • Tháng hiện tại943,975
  • Tổng lượt truy cập27,654,445
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây