Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

TRANG VIẾT VỀ DANH NHÂN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Thứ hai - 07/03/2016 06:23

TRANG VIẾT VỀ DANH NHÂN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
.
TRANG VIẾT VỀ DANH NHÂN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nhà tiên tri lỗi lạc, một nhân vật tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. website link button
Website:http://trangtrinhnguyenbinhkhiem.vn

Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.
Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi.
Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông lên làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.
Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542.
Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là “Tuyết giang Phu tử”. Bạn của ông là những tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ- tác giảTruyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính …
Ông mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công.

Để tìm hiểu kỹ hơn được về ông xin mời bạn tìm hiểu thêm một số trang viết về ông:
xem tiep

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay32,854
  • Tháng hiện tại945,363
  • Tổng lượt truy cập27,655,833
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây