Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

LẠI NÓI VỀ CỘI NGUỒN CỦA HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN

Thứ ba - 22/03/2016 20:54
Họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du lừng danh như thế nào thì mọi người đã rõ. Nhưng gia phả họ Nguyễn này ở Tiên Điền thì cũng chỉ cho biết vị tổ khải tổ là cụ Nguyễn Nhiệm ( Nhậm), kế tiếp theo trực hệ là Nguyễn Đức Hành( Phương Trạch hầu) , Nguyễn Ôn, Nguyễn Thế, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm ( Xuân Quận công ) thân phụ của Nguyễn Du

Dựa vào thành quả của gia phả học trong đó có sách Gia phả: khảo luận  và thực hành của Nguyễn Đức Dụ xuất bản ở Sài Gòn năm 1973;  bài viết của nhà cổ học Trần Huy Bá vốn dựa vào bản tộc phả họ Nguyễn Đình tại Hà Nội được Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòa, Giám đốc  Trung tâm Việt học Đại học đường Souther Illinoi ( Hoa Kỳ ) cho mượn đọc trước ngày ông xuất ngoại (1947) đăng trên Tạp chí Tổ quốc số ra ngày 11 năm 1975, sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối thế kỷ thứ XVII của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền in lần  thứ ba , NXB Văn học 1999; một số  tộc phả trong đó có sách Cương quốc công Nguyễn Xí: tộc phả - Di huấn – Phụ lục in năm 1993 và Cương quốc công Nguyễn Xí : tộc phả - Di huấn- Phụ lục ( Tái bản và nâng cấp) in năm 2013 của Đại tộc  Thái Sư Cương Quốc công Nguyễn Xí tại xã Nghi Hợp, Nghi Lộc Nghệ An;  tộc phả Dòng họ Nguyễn Đình gốc Nghi Hợp, chuyển cư  tới Phật Não ( Thạch Hà, Hà Tĩnh), Lam Vỹ  (Thiệu Hóa , Thanh Hóa), Thụy Khuê – Văn Tân -  Quán La ( Hà Nội) do ông Nguyễn Đình Chính trưởng chi Văn Tân phụng soạn… tại Hội thảo khoa học Nguyễn Du: tiếp cận từ góc độ văn hóa do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học  quốc gia Hà Nội cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tỗ chức năm 2013, trong tham luận có nhan đềNói thêm về cỗi nguồn họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du, tôi đã làm rõ cỗi nguồn này chính là họ Nguyễn Đình Thái Sư Cương quốc công Nguyễn Xí tại làng Thượng  Xá , huyện Chân Phúc xưa, nay là xã Nghi Hợp thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vốn gốc  làng Cương Giản thuộc huyện Nghi Xuân, cách Tiên Điền khoảng ba bốn cây số. Đời cụ Nguyễn Hợp  đưa con là Nguyễn Hội từ Cương Gián sang  sống ở làng Thượng Xá làm nghề muối, sau đó trở lại sống với con trưởng ở quê cũ. Còn  cụ Nguyễn Hội ở lại và sinh hai con là Nguyễn Biện, Nguyễn Xí. Đặc biệt là Nguyễn Xí trở thành  “Người hai lần khai quốc” và khai mở ra một dòng họ vào loại vẻ vang nhất trên đất Lam Hồng ở thời trung đại: 59 vị Quốc công và Quận công, 179 vị tước hầu, 141 vị tước bá, 7 vị tước nam, 39 vị tước tứ. Từ đó mà  các nhà gia phả học đã nói Nguyễn Du là cháu đời thứ 14 của Nguyễn Xí. Riêng tôi còn muốn giải thích hiện tương cụ Nguyễn Nhiệm trong khi tránh sự truy đuổi của triều đình  Lê  Trịnh sao không chạy trốn về đâu mà lại về Tiên Điền? Ấy  vì chính đây là nơi quê cha đất tổ. Và gia đình đã một phen tan cửa nát nhà phải chạy trốn như thế mà sao chỉ  mấy đời sau đã phát triển thành một dòng họ được ca dao ghi nhận: “ Bao giò ngàn Hống hết cây/ Sông Rum hết nước họ nàyi hết quan”nếu không thuộc đại tộc Nguyễn Đình Thái Sư Cương Quốc công Nguyễn Xí vẻ vang như thế cả trên hai phương diện võ công là chính nhưng văn nghiệp cũng không kém.

Nay tôi xin nói rõ thêm  riêng về nhánh họ của cụ Nguyễn Nhiệm .  Đây là nhánh họ thuộc Đại chi Hai của Đại tộc Cương Quốc công Nguyễn Xí mà vị Tổ chi là Nguyễn Trọng Đạt, con trai thứ mười của Cương Quốc công Nguyễn Xí, sinh trưởng trên đất Thăng Long có gia đình định cư tại làng Cảo Dương,và Canh Hoạch thuộc huyện  Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, Hà Đông cũ, nay là xã Hồng Dương và xã Canh Hoặch thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội. Năm 1445, Nguyễn Trọng Đạt với tước hiệu Tín đạt đại phu,, dưới triều Lê Nhân Tông, theo cha vào nam đánh giặc Chiêm Thành quấy phá biên cương, bắt được nhiều tù binh đưa về giam tại xứ Bàu Ổ, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, quận Hoan Châu, nay thuộc phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Nguyễn Trọng Đạt được triều đình sai cai quản trại tù binh  và để đảm nhiệm trọng trách này, ông  đưa một bộ phận gia đình về đấy vốn là quê hương của mình. Ông đã có công lớn trong việc cảm hóa, Việt hóa tù binh Chiêm, kể cả một số tù binh Minh trước đó  từ thân phận tù binh thành một chi họ dưỡng tử Nguyễn Chế của Đại tộc Nguyễn Đình.  Từ chức tươc Tín đạt đại phu, ông được phong tước Tán trị công thần, Bắc quân đô đốc lịch trung dinh thượng tướng quân Linh  quận công. Con ông là Nguyễn Đình Thủy vẫn ở lại Canh Hoặch, sinh  Nguyễn Đình Địch đậu Thám hoa năm 1481. Nguyễn Đình Địch sinh Nguyễn Doãn Toại.  Nguyễn Doãn Toại bị bệnh phong, phải làm lều ngoài đồng để ở. Nhưng được cô NguyễnThị Hiền con gái Tiến sĩ  Nguyễn Bà Kỷ , người cùng họ tộc, tự nguyện ra sống làm bạn với Nguyễn Doãn Toại và có con với nhau , đặt tên là Đạm sau đổi thành Thiến, thông minh trác lạc. Nguyễn Thiến được cậu là Nguyễn Đức Lượng hết lòng dìu dắt dạy dỗ. Về sau cả hai cậu cháu cùng đậu Trạng nguyên dưới triều nhà Mạc . Năm 1527. Lê Mạc phân tranh. Nguyễn Thiến  là hậu duệ công thần nhà Lê sơ, nhưng  đậu đại khoa dưới triều nhà Mạc do đó mà cũng làm quan với nhà Mạc. Bầy giờ con cháu hậu duệ công thần nhà Lê nhiều người đã theo nhà Mạc nhưng sau đó nhận ra Mạc Đăng Dung là kẻ “ lòng chứa gian tà”, phản bội nhà Lê, nên một số lại muốn về với nhà Lê trung hưng.. Chú ruột của Nguyễn Thiến là Nguyễn Kiều đang giữ chức Đặc vận công thần kiệt tiết tướng quân kỳ bài ty tướng sỹ Yên mỹ bá  của  triều đình nhà Mạc, vì để lộ tư tưởng phù Lê, bị Mạc Đăng Doanh buộc tội chết bằng hình phát phải tự sát. Trước tình hình đó, em ông Nguyễn Kiều là Nguyễn Đình Tùng đang giữ chức Kiệt tiết tướng quân  cẩm y vệ  sự đô vệ hầu  liền bỏ  nhầ Mạc, chạy trốn vào làng Đại Não( Phật Não) huyện Thiên Lộc phủ Đức Quang , thừ tuyên Nghệ An , nay là xã Thạch  Đài, huyện Thách Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hai con của Nguyễn Kiều cũng chạy trốn về Nghệ An, ngụ tại làng Yên Lương nay là phường Nghi Thủy, thị xã   Cửa Lò và xã Vĩnh Yên, tổng Yên Trường , nay là phường Hưng Đông, thành phố Vinh. Sau vụ Nguyễn Kiều bị nhà Mạc sát hại, đến năm Tân Hơi ( 1551 ), Nguyễn Thiến đang giữ chức Thượng thư triều Mạc cũng bị bọn gian thần Phạm Quỳnh , Phạm Giao gièm pha , vu tội cùng người thông gia là Thái tế Lê Bá Lý mưu đồ phản nghịch. Do đó Mạc Phúc Nguyên đã cho quân lính đến vây bắt hai ông. Nhung được một số quần thần tin cẩn đưa lực lượng đến giải thoát hai ông, Sau đó, Lê Bá Lý thì cùng con là Phổ quận công Lê Khăc Thận đưa hơn một vạn quân, còn Nguyễn Thiến thì cũng hai con là Nguyễn  Quyện , Nguyễn Miễn đưa  bản bộ và hơn 100 người, trốn vào Thanh Hóa, đầu hàng triều đình Lê Trịnh, được vua Lê vui mừng, đãi ngộ, giao trọng trách tuyển chon nhân tài cho triều đình. Con gái đầu lòng của Nguyễn Thiến là Nguyễn Thị Ngọc Cẩm trở thành  vợ thứ năm của Trịnh Kiểm. Tiếp theo Le Bá Lý và Nguyễn Thiến, một số mưu thần dũng tướng  khác cũng bỏ Mạc theo Lê Trinh. Vương  triều Lê trung hưng  càng thêm khí thế. Trước tình hình đó, Mạc Phúc Nguyên lo sợ bèn giao vương quyền cho Mạc Kính Điển để tìm cách co cụm để giữ vững Thăng Long. Năm 1557, Nguyễn Thiến qua đời. Trịnh Kiểm thì ngày càng lấn át vua Lê. Biết được tình hình này, Mạc Phúc Nguyên cầu viện quốc sư Nguyễn Bỉnh Khiêm  từng cùng Nguyễn Thiến làm quan với triều Mạc, nhờ viết thư dụ hàng hai con của Nguyễn Thiến là Nguyễn Quyện và Nguyễn  Miễn lúc này đã theo cha về với triều đình Lê Trịnh. Nhận được thư của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào lúc rát bất bình với Trịnh  Kiểm, lại nể lời thầy học, hai anh em đã bỏ triều đình Lê Trịnh để về với nhà Mạc . Được triều đình nhà Mạc nhiệt liết đón nhận. Nguyễn Quyện từ tước  Văn phái hầu của  Lê Trịnh được phong lên tướcThượng quận công. Nguyễn Miễn được phong tước Phù quận công. Con hai ông cũng được phong chức tước cao. Con gái trưởng của Nguyễn Quyện là Nguyễn Như Nguyệt trở thành vợ của Mạc Mậu Hợp. Nhà Mạc  hưng thịnh lại. Thanh Hóa và Nghệ An thuộc đất xây dựng cơ đồ của vương triều Lê Trịnh trở thành chiến địa  nồi da nấu thịt của chiến tranh Lê – Mạc. Trong cuộc đối đầu này của hai bên, Nguyễn Quyện trở thành người hùng. Đương thời đã có câu :  “Quyện tồn Mạc tại /Quyện bại Mạc vong”( Nguyễn Quyện còn thì nhà Mạc còn / Nguyễn Quyện bại thì nhà Mạc mất)  . Nhưng đến năm 1592, Thiết chế Trịnh Tùng nối gót cha là Trịnh Kiểm mở cuộc tấn công đại qui mô vào sào huyệt của nhà Mạc tại Thừa tuyên Sơn Nam. Kết quả nhà Mạc đại bại. Nguyễn Miễn và hai con tử trận. Nguyễn  Quyện bị quân  Lê Trịnh bắt giải về  Lam Kinh Thanh Hóa. Trịnh Tùng tự tay cơỉ trói và tiếp đãi trọng vọng, không lấy  oán báo oán mà lấy ân báo ân ví có cha Nguyễn Thiến từng là trọng thần vương triều Lê Trịnh, chị là phu nhân Trịnh Kiểm. Nhưng Nguyẽn Quyện mặt đỏ bừng đã dõng dạc nói : “ Tôi vì lẽ chúa Trịnh lộng hành, coi thường vua Lê, đối xử với mọi người không ra gì và nể lời khuyên của thầy học nên về  lại với nhà Mạc, được nhà Mạc tri ân mà đối đãi rất nồng hậu cho nên tôi phải lấy ân trả ân. Nay là bại tướng, không còn kế sách  gì nưa mà trông nom đất nước. Trời đã bó nhà Mạc thì người anh hùng cũng khó thi sức” ( Đại Việt thông sứ). Không dụ hàng được, Trịnh Tùng đã sát hại ông và hai con trai là Nhuệ quận công Nguyễn Tín và Thọ Nham hầu Nguyễn Thọ. Trịnh Tùng còn ra lệnh  “tru  di diệt tộc”( giết cả họ). Sau khi có lệnh này, dòng họ Nguyễn Đình của Thái Sư Cương quốc công Nguyễn Xí tại làng Cảo Dương nay là xã Hồng Dương và làng Canh Hoặch thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội lâm vào cảnh xáo lộn. Tên họ Nguyễn Đình đổi thành Nguyễn Duy. Mộ của thủy tổ là  Điện tiền đo chỉ huy sử Cảm y vệ kiêm Tổng tri Dương võ bá Nguyễn Đình Thủy  đổi thành mộ Nguyễn Quang Kính. Mộ của Thám hoa Nguyễn Đình Địch đổi thành mộ Nguyễn Quang Cảnh. Đồ thờ bị đốt phà. Bia mộ bị  cạo xóa. Làng Cảo Dương có họ Nguyễn Đình bị yểm long mạch. Cho đến ngày  chúa Trịnh yếu thế, bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm con gái Trạng nguyên Nguyễn Thiến mới dẫn dân  hai làng  Cảo Dương quê cha và Canh Hoặch quê mẹ  ra Thăng Long dỡ  dinh cơ phủ chúa về dựng thành hai đinh lang và dựng từ đường thờ tổ tiên dòng họ. Về sau , ông Nguyễn Duy Tài, hậu duệ đời thứ  13 dòng họ Nguyễn Duy ( vốn là Nguyễn Đình) đã truy tầm tu lậpGia phả dòng họ Nguyễn Duy”.

Cơn bão thế gian đã quật đổ  một nhánh họ thuộc đại tộc Nguyễn Đinh  Thái Sư Cương quốc công Nguyễn Xí  trên đất  Cảo Dương và Canh Hoặch thuộc huyện Thanh Oai, Hà Đông xưa tan tành như thế. Nhưng may thay có người con thứ ba của Nguyễn Miễn là Nam dương hầu Nguyễn Nhiệm chạy trốn được về quê cha đất tổ là Nghi Xuân, Tiên Điền để rồi lại tiếp nối  di truyền sinh học, đặc biệt là di truyền  văn hóa mà có lại một dòng họ khi nào “Sông Rum hết nước họ này hết quan”. Trong đõ  có  chú cháu là Nguyễn Du và Nguyễn Hành là hai trong An Nam ngũ tuyệt. Riêng Nguyễn Du là thiên tài , là danh nhân văn hóa, vào dịp 200 năm sinh(1965), được Ủy ban bảo vệ hòa binh thế giới suy tôn,, kỷ niệm; vào dịp 250 năm sinh ( 2015) này lại được Unesco thuộc Liên hiệp quốc kỷ niệm trên toàn thế giới vì đã“viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Và  “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn”(1).

 Yên Hòa thư trai quí thu ( 10 -2015)

Chú thích (1)

Bài viết này chủ yếu dựa vào thành quả nguyên cứu của cụ Nguyễn Đình Triển 90 tuổi, nguyên Trưởng ban nghiên cứu lịch sử đảng Nghệ Tĩnh, Phó quản tộc phụ trách văn hóa tộc phả Đại tộc Thái Sư Cương Quốc công Nguyễn Xí ( cùng nhiệm kỳ đó tôi là chánh quản tộc)  trong bản thảo sách  Sự tích  danh nhân lịch sử  của Đại tộc Thái Sư Cương Quốc công Nguyễn Xí  mà tôi được mời hiệu đính, biên tập,viết lời giới thiệu sẽ xuất bản trong một dịp không xa. Xin phép và cảm ơn chú Nguyễn Đình Triển đã tạo điều kiện cho tôi có thể viết bài tham luận này trong cuộc Hội thảo khoa học về Nguyễn Du của Tỉnh Hà Tĩnh và Hội Kiều học Việt Nam tổ chức nhân dịp đón nhận danh hiệu Nguyễn Du danh nhân văn hóa được Unesco  kỷ niệm trên toàn thế giới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay32,854
  • Tháng hiện tại942,427
  • Tổng lượt truy cập27,652,897
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây