Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

NHỮNG HỆ LỤY TỪ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA DI SẢN

Thứ sáu - 28/07/2017 12:04

NHỮNG HỆ LỤY TỪ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA DI SẢN

Di sản văn hoá là kết tinh trí tuệ, truyền thống yêu nước và tình cảm nhiều thế hệ người Việt Nam. Nguồn di sản của đất nước ta vô cùng phong phú, tuy nhiên, trải qua bao biến thiên của lịch sử đã làm huỷ hoại đi nhiều di sản quý gía.

Theo thống kê, hiện tại nước ta có khoảng hơn 3.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và hơn 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh/thành phố. Hầu hết các di tích đều có niên đại xây dựng cách đây hàng trăm năm. Trải qua những biến thiên của lịch sử, nhiều di tích rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có di tích mất dấu. Việc dành ngân sách tu bổ chỉ ưu tiên đối với các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, điều này đồng nghĩa với việc những di tích cấp tỉnh và hàng chục ngàn các di tích khác không được tu bổ và chưa được xếp hạng do nguồn kinh phí hạn hẹp.

12

Khuê Văn Các - Ảnh minh họa Internet

“Luật Di sản văn hoá” có hiệu lực từ tháng 6/2001 đã thúc đẩy hoạt động xã hội hoá trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc lộ những bất cập, thậm chí tiêu cực trong công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn, chưa thể hiện được vai trò định hướng, quản lý của Nhà nước. Nhận thức của xã hội về di sản văn hóa chưa sâu sắc và toàn diện. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến tình trạng vi phạm trong hoạt động bảo tồn, đầu tư, thậm chí làm xâm hại đến di tích, đối mặt với nhiều hệ lụy và những diễn biến khó lường.

Mới đây, việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp 17.000 m2 đất cho công ty THNH Chuỗi Giá Trị khai thác làm bãi đỗ xe tham quan lăng vua Tự Đức và lăng vua Đồng Khánh cũng đang gây nên những tranh luận trái chiều trong dư luận. Cụ thể, trong quá trình san lấp mặt bằng, đơn vị thi công đã san phẳng lăng mộ bà họ Lê - Tài nhân của vua Tự Đức.

Trao đổi với báo điện tử Tầm Nhìn, PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội di sản văn hoá Việt Nam chỉ rõ: Mặc dù dự án cho khai thác làm bãi đỗ xe đã được cấp phép, nhưng khi phát hiện dấu hiệu khảo cổ, đơn vị khai thác phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước và phải giữ nguyên trạng để tiến hành xử lý. Về nguyên tắc, cần xác định rõ, khu lăng mộ này đã nằm trong danh mục được kiểm kê phát hiện hay chưa? đã được khoanh vùng bảo vệ chưa?. Nếu chưa biết, thì bây giờ khi phát hiện ra, cần có phương án xử lý. Một là giữ nguyên tại chỗ để gắn thành một không gian chung trong bãi đỗ xe. Hai là có thể di dời đi nơi khác để phục vụ cho phát triển kinh tế.

Xung quanh những ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên cho phép xã hội hóa hoạt động di sản mà cụ thể trong trường hợp đang xẩy ra ở khu quần thể di tích lăng Tự Đức, tỉnh Thừa Thiên Huế, PGS. TS Đặng Văn Bài khẳng định: Việc xây dựng bãi đỗ xe để vào khu di tích không thể không làm vì đó là việc làm cần thiết để phục vụ du khách và phát triển du lịch. Tuy nhiên phải cần nhắc hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Cũng cần phải nhìn trong tổng thế những bà vợ vua được đặt trong quần thể di tích ấy, chứ không phải cứ gặp trường hợp nào giải quyết trường hợp ấy. Cũng nên xem xét cụ thể trong trường hợp nào thì kinh tế phải hy sinh cho văn hóa và phải giữ bằng mọi giá. Trường hợp nào thì văn hóa phải nhân nhượng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ, trước khi có dự án làm bãi đỗ xe, thì ngôi mộ có được chăm sóc thường xuyên không? hay là hoang phế. Khi di dời ngôi mộ đi nơi khác thì có tôn trọng đặt vào vị trí trang trọng hay không?. Trường hợp này nên đặt nó ở tầm nhìn hệ thống các bà phi (vợ vua), cũng như cống hiến của bà Tài nhân trong lịch sử đến đâu? chứ không phải xử lý trường hợp nào cũng giống nhau được.

bia-mo1_sfsd

 Các thành viên của Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đưa bia đến vị trí bảo quản. Ảnh: B.N.L

Có thể thấy, quá trình xã hội hóa hoạt động di tích lịch sử, văn hóa, thì vai trò cơ quan chủ quản hết sức quan trọng. Đó là vai trò quản lý và hướng dẫn theo đúng định hướng và chủ trương của Ðảng và Nhà nước, trong đó các tổ chức, cá nhân tham gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quốc gia khẳng định: Việc xây dựng các khu vực sinh hoạt phụ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến thăm viếng các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là cần thiết trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên cần có một quy hoạch tổng thể, rõ ràng và phải được thực hiện ở những khu vực bên ngoài quần thể di tích. Không được làm ảnh hưởng đến di tích lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan của quần thể mà vẫn có thể khai thác tốt các hoạt động du lịch, dịch vụ.

Liên quan đến quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc di dời lăng mộ bà họ Lê - Tài nhân của vua Tự Đức, Tiến sĩ Phạm Quốc Quân cho rằng: Về nguyên tắc không thể di dời ngôi mộ của vợ Vua đi nơi khác vì trước tiên, đó là một quần thể, trong đó có mối quan hệ chặt chẽ giữa Vua và hoàng hậu. Nên việc di dời là không thể làm được. Quan điểm chung của những nhà làm bảo tồn, bảo tàng thì phải giữ nguyên hiện trạng và vẫn phải đảm bảo được tính thống nhất của di tích. Không nên có một sự xâm hại mà đặc biệt đó là sự xâm hại nằm trong quy hoạch. Vì thế, cần tính toán cẩn trọng trong quy hoạch để trách sự xâm hại đến di tích, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến di tích.

Để việc thực hiện các hoạt động xã hội hóa di tích lịch sử, văn hóa, thiết nghĩa ngành văn hóa cần quan tâm và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn vi phạm ở các địa phương, đặc biệt là rình trạng lạm dụng, hoặc lợi dụng xã hội hóa làm biến đổi hiện trạng di tích gây sự bức xúc trong dư luận xã hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay32,854
  • Tháng hiện tại942,394
  • Tổng lượt truy cập27,652,864
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây