Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

CÓ HAY KHÔNG VIỆC XÂM HẠI MỒ MẢ?

Thứ hai - 24/07/2017 00:39

CÓ HAY KHÔNG VIỆC XÂM HẠI MỒ MẢ?

Di dời ngôi mộ bà Tài nhân họ Lê (vợ vua Tự Đức), hay giữ nguyên hiện trạng tại địa điểm phát hiện, đang có nhiều ý kiến trái chiều. Để có thêm những căn cứ pháp lý, báo điện tử Tầm Nhìn trao đổi với ông Phạm Duy Khương - Đoàn Luật sư Hà Nội xung quanh vụ việc này.

Thông tin tại cuộc họp báo quý II, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: "tỉnh sẽ di dời lăng mộ bà Tài nhân họ Lê (vợ vua Tự Đức) để làm bãi đỗ xe du lịch tham quan lăng Tự Đức và Đồng Khánh".

co hay khong viec xam hai mo ma 01

 Tấm bia nơi phát hiện phần lăng mộ của bà Tài nhân họ Lê ( vợ vưa Tự Đức)


Thưa Luật sư Phạm Duy Khương, có hay không việc quy hoạch xây dựng và phát triển của địa phương có đang xâm hại đến Quần thể di tích? 

Về vấn đề này, cần phải có đầy đủ các hồ sơ tài liệu về tình trạng pháp lý của quần thể di tích Lăng Tự Đức, hiện trạng và hồ sơ pháp lý khu vực thi công bãi đổ xe để từ đó đối chiếu vào các quy định của pháp luật hiện hành về luật đất đai, luật di sản văn hóa, luật du lịch, luật quy hoạch, luật đầu tư để xác định liệu hoạt động cấp phép thực hiện dự án bãi đổ xe, quá trình lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quá trình thi công san ủi bãi đổ xe của chủ đầu tư, đơn vị thi công.

Tuy nhiên, theo cá nhân tôi đánh giá đây là một vụ việc phức tạp và cần phải suy xét thấu đáo ở tất cả các khía cạnh bao gồm việc bảo tồn di sản văn hóa, phong tục, tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất của dân tộc Việt Nam nói chung và gia tộc, hậu duệ của dòng họ Nguyễn nói riêng cũng như nhu cầu phát triển của từng địa phương.

Việc xây dựng bãi đỗ xe trong trường hợp này có thể là để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại khu vực. Có thể nhận thấy rằng quần thể di tích Lăng Tự Đức là một cụm di tích có ý nghĩa lịch sử - văn hóa - tâm linh - cảnh quan đặc biệt, là nơi yên nghỉ của nhiều vị vua triều Nguyễn.

Do đó, nhu cầu của du khách được tham quan khu vực này là có. Việc xây bãi đỗ xe theo tôi là cần thiết để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và trong tương lai. Sẽ rất là khó để có thể phục vụ du khách đến tham quan nếu như không có các công trình cơ sở hạ tầng điện - đường - trạm nghỉ tại khu vực này.

Về vấn đề xây dựng bãi đỗ xe có thể bị coi là hành vi gây xâm hại nghiêm trọng đến khu vực quần thể Lăng Tự Đức hay không, muốn có được câu trả lời chính xác nhất thì cần phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý và phải được các chuyên gia đầu ngành về pháp lý, văn hóa, đất đai xem xét một cách thấu đáo.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu  ý rằng, trên thực tế đã có không ít trường hợp chúng đã phải chấp nhận hy sinh việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa trong mức độ cho phép để đáp ứng nhu cầu  phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

Theo ông Nguyễn Thiên Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế thì: "Hiện tại tấm bia và dấu tích ngôi mộ nêu trên không thuộc trong khu vực nghĩa trang mà UBND tỉnh quy hoạch, không thuộc các di tích đã được các cấp xếp hạng và không nằm trong danh mục kiểm kê bảo vệ, không có giá trị mỹ thuật, kiến trúc tiêu biểu, bà Tài nhân họ Lê không phải là nhân vật lịch sử…quan điểm của sở là di dời ngôi mộ ra khỏi khu vực quy hoạch của dự án để nhà đầu tư tiếp tục triển khai là cần thiết”. Ở góc độ pháp lý, ông đưa ra lập luận về sự việc này - đây có được coi là xâm hại mồ mả nghiêm trọng?

Mộ vợ Vua Tự Đức có thể không phải là nhân vật lịch sử nên không được công nhận là di tích lịch sử, di sản văn hóa theo các quy định của Luật di sản văn hóa. Tuy nhiên, dù không phải là di tích lịch sử thì đây vẫn là mồ, mả được pháp luật bảo vệ.
 

Do đó, nếu có bằng chứng rõ ràng về việc cố ý san lấp khu lăng mộ, xâm phạm mồ, mả, hài cốt của Chủ đầu tư và/hoặc của đơn vị thi công, thì có thể có dấu hiệu của hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định tại Điều 246 của Bộ luật hình sự 1999 (bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và hiện vẫn có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng vẫn phải căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hồ sơ đầy đủ về vụ việc.

Đối với việc di dời khu lăng mộ, trừ khi khu lăng mộ vợ vua Tự Đức đã được công nhận là di tích cần được bảo vệ và theo quy định của Luật di sản văn hóa là cấm di dời, xâm hại di tích đã được xếp hạng, thì việc di dời khu lăng mộ vợ vua Tự Đức của cơ quan có thẩm quyền không thể nào bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả bởi vì theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai cụ thể là khoản 2, Điều 81 của Luật Đất đai và Điều 8 và Điều 18 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền ra quyết định di dời mồ mả, hài cốt có trên đất nằm trong phạm vi bị thu hồi. Tuy nhiên, việc di dời này phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.

Nhiều năm qua, hoạt động xã hội hóa di tích lịch sử, văn hóa đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tôn, tôn tạo, nhưng cũng gặp không ít hệ lụy từ hoạt động này. Ông có thể chỉ rõ hơn ở khía cạch pháp lý?

Cần phải giải thích thuật ngữ chính xác hơn ở đây. Cụ thể, luật di sản văn hóa đã quy định chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa rất rõ ràng là “khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”. Đây là một chính sách đúng đắn và tất nhiên là tôi đồng ý với chính sách này.

Tuy nhiên, vấn đề mà tôi muốn bàn đến ở đây là việc xã hội hóa này cần phải được thực hiện một cách công khai và minh bạch, tránh việc lạm dụng chính sách đúng đắn của nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Khi đó, các lợi ích của việc xã hội hóa đưa lại cho xã hội không nhiều mà ngược lại sẽ chuyển thành lợi ích của một nhóm các cá nhân. 

Xin cảm ơn Luật sư Phạm Duy Khương, Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội

 

co hay khong viec xam hai mo ma 01Luật sư Phạm Duy Khương
-Tốt nghiệp Thạc sỹ luật kinh doanh quốc tế, tại Đại học La Trobe, Australia.
-Giám đốc Công ty chuyên tư vấn về luật sở hữu trí tuệ, kinh doanh, bất động sản SB SLaw
-Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

 

Theo thông tin mới nhất, sáng ngày 21/07/2017 Bảo Kỳ và Vĩnh Khánh Nguyễn Phước được ủy quyền của bà con phía nam và bà con NPT Nha Trang đã gặp HĐTS (đại diện: mệ Bửu Hồng, mệ Tôn Thất Giáp (Tôn Thất Tùng) và mệ Tôn Thất Tam Kỳ).

Sau khi hàn huyên tâm sự cũng như nêu ra những khó khăn thuận lợi và tâm tư nguyện vọng, bà con Nguyễn Phước tộc đồng thuận như sau:

1- Cương quyết đề nghị yêu cầu các cơ quan chính quyền có liên quan không di dời lăng Bà Tài Nhân ra khỏi vị trí hiện tại. 

2- Chậm nhất trong ngày 24/07/2017 gửi đơn khởi kiện Cty Chuỗi Giá Trị đã xâm phạm mồ mả. 

3- Kêu gọi bà con đoàn kết tương thân tương trợ lẫn nhau, đồng tâm cùng Hội đồng trị sự thực hiện hai mục tiêu trên. 

Buổi gặp đã kết thúc vào lúc 11 giờ cùng ngày.

Minh Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay16,867
  • Tháng hiện tại702,651
  • Tổng lượt truy cập28,496,133
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây