Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

TÔN VINH NGUYỄN VĂN VĨNH LÀ “TINH HOA VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI”

Thứ sáu - 25/03/2016 18:03
Tối ngày 24/3/2016, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã tổ chức lễ trao Giải Văn hóa Phan Châu Trinh và tôn vinh "tinh hoa văn hóa Việt Nam thời hiện đại".

Ở giải Văn hóa Phan Châu Trinh, ban tổ chức đã vinh danh những cá nhân có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực thuộc bốn hạng mục: “Dịch thuật” (trao cho dịch giả Đào Hữu Dũng), “Vì sự nghiệp Văn hoá và Giáo dục” (trao cho giáo sư Pierre Darriulat và giáo sư Trịnh Xuân Thuận), “Nghiên cứu” (trao cho giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh), “Việt Nam học” (trao cho giáo sư Peter Zinoman).

Còn“Dự án Tinh hoa Văn hóa Việt Nam thời hiện đại” năm nay tôn vinh học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Ông là người thứ tư được tôn vinh trong dự án này. 

Việc tôn vinh các "tinh hoa" nhằm tưởng nhớ, tri ân các danh nhân văn hóa tiêu biểu và góp phần phục hưng, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa của họ thông qua các tư liệu/ tài liệu mà họ để lại và các tư liệu/ tài liệu viết/ nghiên cứu (3 danh nhân văn hóa đầu tiên đã được công bố năm 2015 là Trương Vĩnh Ký, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu).

 

giải Văn hóa Phan Châu Trinh, Quỹ văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh, Pierre Darriulat, Trịnh Xuân Thuận,
Giáo sư Đào Hữu Dũng. Ảnh: Trâm Anh  
Giáo sư Đào Hữu Dũng (bút hiệu: Nguyễn Nam Trân), được trao giải Dịch thuật. Ông đã sống ở Nhật hơn nửa thế kỷ. Sau gần nửa thế kỷ lao động miệt mài, cặm cụi, lặng lẽ…, ông đã có một công trình đồ sộ nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu công phu, sâu sắc, có hệ thống về văn hóa và văn học Nhật Bản, trên nền của một tri thức vững chắc về lịch sử Nhật, từ cổ đại, qua hiện đại, cận đại, đến cả đương đại, lại trong đối sánh thường xuyên với văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là của Pháp, mà ông cũng có am hiểu rất sâu và vững.

Năm nay Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh có hai giải ở hạng mục vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục trao cho Giáo sư Trịnh Xuân Thuận và giáo sư Pierre Darriulat.

 

giải Văn hóa Phan Châu Trinh, Quỹ văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh, Pierre Darriulat, Trịnh Xuân Thuận,
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Ảnh: tư liệu  
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là nhà thiên văn có tên tuổi trên thế giới. Hầu hết sách của ông, viết bằng tiếng Pháp, cho đến nay đã hơn 10 cuốn, đều đã được dịch sang tiếng Việt và rất phổ biến trong nước, có cuốn được tái bản nhiều lần.

Trong dịp trao cho ông Huân chương Bắc đẩu bội tinh, đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ, đại diện Tổng thống Pháp, đã gọi ông là một trong số những nhà vật lý hàng đầu của thế giới, tác giả của những công trình nghiên cứu về thiên văn học ngoài ngân hà, về sự hình thành và tiến hóa của các thiên hà, sự hình thành các nguyên tố nhẹ trong Big Bang …, đặc biệt cuối năm 2004, nhờ quan sát qua kính thiên văn Hubble, ông đã phát hiện ra thiên hà trẻ nhất trong vũ trụ…

Giáo sư Pierre Darriulat là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực hạt nhân và vật lý thiên văn, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Pháp từ 1986, giám đốc khoa học Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu từ 1987-1994.

giải Văn hóa Phan Châu Trinh, Quỹ văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh, Pierre Darriulat, Trịnh Xuân Thuận,
Giáo sư Pierre Darriulat. Ảnh: Trâm Anh
Nghỉ hưu cuối 1999, ông sang định cư ở Hà Nội cùng người vợ Việt Nam của mình, dành gần hết thời gian và công sức giúp đỡ xây dựng và phát triển vật lý thiên văn ở Việt Nam. Pierre Darriulat đặc biệt quan tâm đến giáo dục, và thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay. Và tự ông nêu một tấm gương sáng về người thầy.

Giải Việt Nam học năm nay được trao cho Peter Zinoman, giáo sư về lịch sử và Đông Nam Á học, Đại học Berkeley, California-Hoa Kỳ. Ông là một nhà Việt Nam học đặc sắc và độc đáo, tiêu biểu của thế hệ các nhà Việt Nam học sau chiến tranh Việt Nam.

giải Văn hóa Phan Châu Trinh, Quỹ văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh, Pierre Darriulat, Trịnh Xuân Thuận,
Peter Zinoman. Ảnh tư liệu
Ông đã giảng dạy các lớp về lịch sử Đông Nam Á trung đại và hiện đại, về lịch sử so sánh chủ nghĩa thực dân, về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Ông quan tâm nghiên cứu về lịch sử chính trị, xã hội và văn hóa hiện đại Việt Nam, cũng như về lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ông cũng là dịch giả sang tiếng Anh (xuất bản ở Hoa Kỳ) nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thiều…
giải Văn hóa Phan Châu Trinh, Quỹ văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh, Pierre Darriulat, Trịnh Xuân Thuận,
Giáo sư tiến sĩ y học Nguyễn Ngọc Lanh. Ảnh: Trâm Anh
Người nhận giải Nghiên cứu năm nay là giáo sư tiến sĩ y học Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội, năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ông quan tâm đến lịch sử, đọc rất nhiều, rất kỹ, Đông Tây kim cổ, chăm chú tìm hiểu, tìm hiểu lại, nhiều sự kiện lịch sử của đất nước, những nhân vật lịch sử. Đối với mỗi khuôn mặt như vậy, ông cố gắng xác định vị trí của họ trên con đường dài kia, đặc biệt cố gắng trả lại cho họ diện mạo thật, một cách công bằng nhất có thể.

Từ năm 2015, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh có chủ trương tôn vinh Những tinh hoa văn hóa Việt Nam thời hiện đại. Nhân vật được tôn vinh lần này là nhà văn hóa lớnNguyễn Văn Vĩnh.

giải Văn hóa Phan Châu Trinh, Quỹ văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh, Pierre Darriulat, Trịnh Xuân Thuận,
Nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh tư liệu
Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại thôn Phượng Vũ, xã Phương Dực, huyện Thường Tín, phủ Hà Đông, nay là huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Có thể nói suốt cuộc đời cực kỳ năng động của mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã tập trung cao độ vào các hoạt động khai sáng mạnh mẽ và đầy hiệu quả đó, với một nghị lực phi thường. Và trong hàng chục lĩnh vực văn hóa quan trọng, ông là người đi đầu.

Ngân Anh

Nguồn tin: http://vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay16,561
  • Tháng hiện tại702,345
  • Tổng lượt truy cập28,495,827
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây